Ngày 29 tháng 11 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (Thuế tối thiểu toàn cầu) theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS)

Hai trụ cột chính trong “Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS)” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bao gồm:

  • Trụ cột đầu tiên là sẽ phân bổ lại quyền đánh thuế của các chính phủ với các tập đoàn kỹ thuật số (Meta, Google, Apple, Amazon, Microsoft, Tiktok, …) dựa trên nơi tạo ra doanh thu dù các tập đoàn này có cơ sở thường trú tại quốc gia đó hay không.
  • Trụ cột thứ 2 là quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.

Thuế tối thiểu toàn cầu (Global minimum tax – GMT)

Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu cụ thể như sau:

  • Thuế suất: các tập đoàn đa quốc gia có quy mô lớn phải nộp thuế theo mức thuế suất tối thiểu là 15% trên lợi nhuận/ thu nhập tại các quốc gia/ vùng lānh thổ mà tập đoàn hoạt động.
  • Đối tượng áp dụng: Công ty thành viên của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất hai (02) trong bốn (04) năm liền kế trước năm tài chính tương đương 750 triệu EUR trở lên, sẽ thuộc đối tượng áp dụng của Nghị quyết.

Theo đó, nếu thuế suất thực tế (được tính trên cơ sở toản bộ các công ty thành viên của tập đoản tại một nước) thấp hơn mức thuế suất tối thiểu 15%, Việt Nam sẽ thu thuế bổ sung theo quy định tại Nghị quyêt.

Quy định thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động đáng kể đến chi phí thuế của các tập đoàn đa quốc gia thuộc phạm vi áp dụng, đặc biệt là những tập đoàn đang được hưởng mức ưu đãi thuế lớn tại Việt Nam.

Các công ty đang hoạt động tại Việt Nam thuộc phạm vi áp dụng sẽ cần có những bước chuẩn bị để tuân thủ các quy định tại Nghị quyết, như việc phân tích tác động, tính toán thuế suất thực tế và thuế bổ sung, cūng như việc kê khai theo quy định, v.v.

Việc triển khai Quy định thuế tối thiểu toàn cầu cũng đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải đánh giá lại chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư, đặc biệt đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vì cơ chế ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại có thể sẽ không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc đối tượng áp dụng Quy định thuế tối thiểu toàn cầu.

Trong thời gian tới, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ ban hành các chính sách mới nhằm cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Vui lòng liên hệ GAA để có thông tin cập nhật mới nhất, cũng như được tư vấn về việc tuân thủ quy định của Nghị quyết đối với hoạt động kinh doanh của quý doanh nghiệp tại Việt Nam.